Monday, March 31, 2014

Hai món ăn ngon độc đáo Nghệ An




Nói đến bánh gạo và bánh đúc hẳn cái tên nghe rất quen thuộc nhưng hương vị của bánh gạo chiêm dâu,bánh đúc hến Lam Đàn ở xứ Nghệ An này khác hẳn đó.Miếng bánh  gạo chiêm dâu nướng lên thơm ròn tan ra từ miệng bạn sẽ cảm nhận được sự đậm đà của nó.Hãy đặt vé máy bay tp hồ chí minh đi vinh giá rẻ để thưởng thức nhé.

1.Bánh gạo chiêm dâu:
Bánh được làm từ giống lúa địa phương ở Nghệ An, ủ và xay cũng theo một bí quyết riêng.
Trên bếp lò chuyên dụng đắp đất đỏ rực lửa, là một hoặc hai cái nồi lớn. Miệng nồi cỡ 30 – 40cm, trải khuôn vải tròn để tráng bánh, nắp vung cao đậy nồi được quấn giẻ cẩn thận nơi quai xách. Một chậu sành đựng bột loãng, một cái vá múc bột – cũng là dụng cụ dùng để dàn bột đều trên khuôn tráng được làm từ nửa vỏ quả dừa khô...Một thanh tre cật dài cỡ 40 – 50cm bản rộng dùng để lấy tấm bánh đến độ chín. Kèm theo là một ống nứa tròn cỡ cổ tay, dài độ 40 phân, để cuộn tấm bánh cho lành lặn. Và nữa, không thể thiếu một tô vừng đen hoặc trắng tuỳ sở thích, mỗi lần đổ bột lên khuôn, dàn đều rồi rắc dày những hạt vừng lên. Bánh chín phồng, người tráng khéo léo lấy ra và đặt lên tấm đan nan tre, nứa theo từng hàng, từng chục đưa ra phơi khoảnh sân trước nhà...



Đủ nắng, bánh khô quắt trong suốt lấm tấm những hạt vừng thì dỡ ra xếp từng chồng chờ xuất cho các mối tiêu thụ. Một quy trình muôn thuở không thay đổi, trừ những ngày mưa bão.
Khắp các chợ quê Phủ Diễn (Diễn Châu – Nghệ An), phiên chợ nào cũng đông khách xúm xít quanh bà hàng bánh tráng nướng. Một cái nồi đất rực than hồng, bà hàng khéo léo vừa quạt vừa trở bánh. Bánh quạt khéo chín phồng rộm, có màu hồng hơi sẫm dậy mùi thơm ngào ngạt của gạo quê, của những hạt vừng dày đặc.
Bẻ miếng bánh thơm giòn nhai chậm rãi là một thích thú thật dân dã của con trẻ. Không chỉ trong các chợ quê, mà ngay trong bất cứ hàng phở, hàng bún xáo nào cũng không thể thiếu những chồng bánh đa nướng này. Bánh cũng là món đưa cay rất bình dị của đàn ông miền quê ven biển. Dân dã hơn, các bà các chị khi sà vào hàng phở trong chợ còn bẻ vụn tấm bánh cho vào tô, rồi xì xụp ngon lành...
Chiếc bánh đa vừng Phủ Diễn dày dặn, trở thành món quà quê mộc mạc của mỗi phiên chợ mẹ mua về cho con trẻ.
2.Bánh đúc hến Nam Đàn :

Nam Ðàn có câu ca dao nổi tiếng: "Sa Nam trên bến dưới đò. Bánh đúc ba dãy, thịt bò mê thiên". Ðủ biết, dân Nam Ðàn "mê" bánh đúc tới mức nào!
Khác với nhiều nơi khác trong cả nước, Nam Đàn (Nghệ An) nấu bánh đúc bằng gạo nguyên cả hạt được vo đãi kỹ, chứ không phải nấu bằng bột gạo xay giã sẵn. Còn hến ăn kèm phải là loại sống ở sông Lam mới ngon. Hồi xưa, phần lớn người ta nấu bằng gạo gié đỏ, một loại gạo rất ngon; cho dù có giã đến mòn cả cối đá đi chăng nữa thì những hạt gạo gié đỏ vẫn mang màu hồng hồng, rất mặn mà và đằm thắm, chứ không trắng bông như các loại gạo khác được.  
Muốn nấu được nồi bánh đúc cho thật ngon bằng gạo gié đỏ, phải có một đôi đũa cả bằng tre đực thật chắc, để quấy được thật mạnh, thật lâu - cho kỳ tới lúc các hạt gạo nguyên kia phải tan nhuyễn thành một thứ bột đặc quánh trong nồi.
Quấy được nồi bột ưng ý rồi, mới đổ ra một cái rổ tre có lót lá chuối sứ tươi. Chờ cho rổ bánh đúc nguội hoàn toàn, mới dùng dao cắt thái khối bánh ra những kích thước tùy ý. Người ta thường ăn bánh đúc với mắm tôm, hay nước mắm pha thêm dấm ớt hoặc ăn với riêu cua hay canh hến, hoặc ăn với xáo bò hay xáo gà. Nhưng nhiều người, nhất là giới bình dân, lại thích ăn bánh đúc với ca trích kho nước mắm hay ăn bánh đúc với bánh đỗ (đậu bỏ vỏ, luộc chin, giã nát, viên thành viên tròn như quả chanh). Những câu ca như :
“Bánh đúc, bánh đỗ
Ai chộ (thấy) cũng thèm
Chồng hay đánh em
Cũng vì đúc, đỗ”
Hay
“Bánh đúc cá kho, bán bò trả nợ”
Đủ để nói lên tính hấp dẫn của những món ăn này. 
Nếu là ăn bánh đúc theo thể thức ăn "bánh đúc hến", thì bánh được thái đều thành từng khối chữ nhật, to tương đương hai đốt ngón tay.



Con hến? - Ðó là sản vật được trời đất ưu đãi, bốn mùa có sẵn trong lòng sông Lam; nhưng hến đặc biệt béo, nhiều và thơm ngon kỳ lạ là vào mùa hè hằng năm. Nhưng hến sông Lam phải làm thế nào cho thật ngon? Trước hết, đó phải chính là hến sông Lam thứ thiệt. Vì rằng, chỉ có hến sông Lam nhỏ và đều tăm tắp đến thế. Tuy con hến nhỏ, nhưng ruột hến lại rất đặc và trắng xanh; luộc lên, tỏa ra một mùi thơm mát, quyến rũ.
Nước luộc của hến sông Lam trắng và đặc sánh như sữa, nếu để sánh ra tay sẽ cảm thấy dinh dính. Luộc xong hến, lấy nước để riêng, dùng làm nước chan với bánh đúc sau này. Còn ruột hến thì một nửa để lại trong nước luộc, nửa còn lại đem xào với mỡ phi hành. Chỉ xào vừa săn, không xào quá lửa. Ăn đến đâu thì múc đến đấy; nhưng bánh đúc hến phải ăn nguội mới cảm nhận hết được hương vị đặc trưng của món ăn bánh đúc hến Nam Ðàn. Gia vị là mùi tàu thái nhỏ, ớt tươi thật cay và thơm; nhưng tất cả đều để riêng, ai thích nồng độ bao nhiêu thì tùy thích cho vào.
Hương vị độc đáo của bánh đúc hến Nam Đàn Nghệ An,Bánh Gạo chiêm dâu ngon lạ sẽ làm cho du khách yêu mến nơi đây hơn bởi bàn tay khéo léo làm ra những chiếc bánh tuy mộc mạc đơn giản nhưng chứa đựng tâm huyết của người dân xứ Nghệ.

0 comments:

Post a Comment