Tuesday, March 25, 2014

Món ngon chuyền thống đậm đà miền đất Quảng Nam

Đến với miền đất Quảng Nam thân yêu bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon độc đáo nơi đây,tuy dân dã đời thường nhưng chứa đựng tấm,lòng sự khéo léo trong cách chế biến những món ăn ngon.Hãy đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Chu Lai để cùng thưởng thức những món ăn độc đáo này nhé. 

1.Cá cấn kho lá nén:

Cá cấn là loại cá đồng, thường sống thành từng đàn trong các con lạch nhỏ ở vùng quê miền Trung. Cá nhiều nhất là vào tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi những con mưa cuối mùa xuất hiện, cá cấn theo dòng nước len lỏi trong các đồng ruộng hay những con lạch, suối nhỏ. Những ngày này, thế nào trong bữa cơm của người dân xứ Quảng cũng có nồi cá cấn kho.
Mùa cá cấn xuất hiện trên đồng cũng là lúc những vồng nén (một loại củ làm gia vị của miền Trung) bắt đầu xanh mướt. Đây là nguyên liệu chính làm nên nồi cá cấn kho thơm ngon và hoàn hảo. Bởi lá nén hơi hăng nồng, nhiều người không ăn được, nhưng khi kết hợp với cá cấn thì lại bắt vị hơn cả.
Để có một nồi cá cấn kho “đúng điệu”, những bà nội trợ ở quê phải dậy thật sớm, đứng chờ những người đi đơm cá sớm mai về để mua cho được những chén cá cấn còn tươi sống đang nhảy lách tách trong rổ. Cá cấn chỉ bằng ngón tay út, con to nhất cũng chỉ bằng ngón chân cái, không béo, không nhiều thịt. Tuy nhiên, qua bàn tay chế biến khéo léo của những người phụ nữ ở đây, cá cấn lại trở thành món tốn cơm nhất trong những ngày mưa dầm gió lạnh cuối năm.


Mua được cá cấn về, cho vào nước rửa nhẹ nhàng cho hết nhớt, vớt ra rổ để ráo. Gia vị kho món ăn này là nghệ tươi, hành, tỏi, các loại gia vị và dĩ nhiên là không thể thiếu củ nén. Đi ra vườn nhà, nhổ bụi nén còn nguyên củ rửa sạch. Nghệ tươi, củ nén, hành tỏi ..tất cả đâm nhuyễn ướp đều vào cá kèm mắm muối. Lá nén rửa sạch, xắt khúc lót dưới đáy nồi, cứ thế một lớp cá, một lớp lá nén xếp đều đặn trong nồi đất.
Cá cấn kho lá nén là "món ăn nhà nghèo", nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người miền Trung, nhất là những đứa con xa quê hương lâu ngày.
Cá cấn là loại cá đồng, thường sống thành từng đàn trong các con lạch nhỏ ở vùng quê miền Trung. Cá nhiều nhất là vào tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi những con mưa cuối mùa xuất hiện, cá cấn theo dòng nước len lỏi trong các đồng ruộng hay những con lạch, suối nhỏ. Những ngày này, thế nào trong bữa cơm của người dân xứ Quảng cũng có nồi cá cấn kho.
Mùa cá cấn xuất hiện trên đồng cũng là lúc những vồng nén (một loại củ làm gia vị của miền Trung) bắt đầu xanh mướt. Đây là nguyên liệu chính làm nên nồi cá cấn kho thơm ngon và hoàn hảo. Bởi lá nén hơi hăng nồng, nhiều người không ăn được, nhưng khi kết hợp với cá cấn thì lại bắt vị hơn cả.


Cá cấn bắt về con tươi sống, để nguyên con, rửa sạch và kho với lá nén.
Để có một nồi cá cấn kho “đúng điệu”, những bà nội trợ ở quê phải dậy thật sớm, đứng chờ những người đi đơm cá sớm mai về để mua cho được những chén cá cấn còn tươi sống đang nhảy lách tách trong rổ. Cá cấn chỉ bằng ngón tay út, con to nhất cũng chỉ bằng ngón chân cái, không béo, không nhiều thịt. Tuy nhiên, qua bàn tay chế biến khéo léo của những người phụ nữ ở đây, cá cấn lại trở thành món tốn cơm nhất trong những ngày mưa dầm gió lạnh cuối năm.

Mua được cá cấn về, cho vào nước rửa nhẹ nhàng cho hết nhớt, vớt ra rổ để ráo. Gia vị kho món ăn này là nghệ tươi, hành, tỏi, các loại gia vị và dĩ nhiên là không thể thiếu củ nén. Đi ra vườn nhà, nhổ bụi nén còn nguyên củ rửa sạch. Nghệ tươi, củ nén, hành tỏi ..tất cả đâm nhuyễn ướp đều vào cá kèm mắm muối. Lá nén rửa sạch, xắt khúc lót dưới đáy nồi, cứ thế một lớp cá, một lớp lá nén xếp đều đặn trong nồi đất.
Cá ướp xong thường được để từ nửa tiếng đến một giờ cho ngấm gia vị rồi đặt lên bếp lửa. Trên bếp than liu riu, mùi cá kho quyện mùi nén, mùi nghệ thơm lừng một góc bếp. Khi nước vừa rút hết, cho vài muỗng dầu phụng nguyên chất  và ít tiêu hột đâm nhuyễn lên trên là nồi cá kho đã hoàn thành.

Bữa cơm ngày đông, mở vung cá kho đã thấy ấm áp và thơm lừng cả gian nhà. Từng con cá nho nhỏ vàng ươm màu nghệ và thơm nồng hương lá nén rất hấp dẫn. Cá kho nguyên mật có vị hơi nhân nhẩn đắng, nhưng sau đó là vị ngọt nhẹ rất ngon
2.Thưởng thức món ngon canh bột báng xứ Quảng.
Lạ là bởi, thường theo suy nghĩ của những tín đồ ẩm thực, bột báng vốn là thức ăn chỉ dùng để chế biến các loại chè, bánh, đồ uống thơm ngọt. Chẳng hạn, miền Tây có món chè chuối nấu bột báng, miền Bắc có bánh bột báng nhân đậu xanh,... Tuy nhiên, ở xứ Quảng, bột báng lại được “biến tấu” theo một lối riêng, trở thành một món canh mặn mà, hấp dẫn và đầy bổ dưỡng.
Cách chế biến canh bột báng cũng không quá phức tạp. Khâu lựa chọn bột báng luôn là bước quan trọng, quyết định đến chất lượng của tô canh. Bột báng sử dụng để nấu canh thường là loại bột tốt, hạt có màu trắng trong; bột ngả sang màu hơi đục là loại bột chưa chín tới. Bên cạnh đó, dùng bột tốt khi nấu sẽ giúp các viên bột tách nhau riêng rẽ, không bám thành từng dề, đảm bảo được độ thẩm mỹ khi thưởng thức.
Bột báng sau khi vo sạch, cho vào nồi và ngâm nước chừng 15 phút. Bắc nồi bột lên bếp, đun sôi, hạ lửa nhỏ, thỉnh thoảng khuấy đều. Để sôi khoảng 2 phút, cho đến khi từng hạt bột nở to, trong suốt thì tắt bếp. Trút bột báng ra rổ, xối nhẹ nước lạnh cho bột nguột bớt, rồi vớt ra, để ráo.


Bột báng vốn là món ăn dễ “thẩm thấu”, có thể kết hợp với rất nhiều loại nguyên liệu. Do đó, sự độc đáo của món canh bột báng nằm ở chỗ, việc chọn và nấu món ăn dùng kèm với bột báng luôn tùy vào gu ăn uống của từng người.
Có người khoái hầm riêng cho mình một nồi giò, rồi múc từng muỗng bột báng (đã nấu chín) cho vào nồi, nêm nếm gia vị và thưởng thức. Người khác lại thích hương vị thập cẩm của một nồi canh bột báng bao gồm nhiều món khác nhau, như tôm, trứng cút, bò viên, chả lụa, huyết gà... Tuy nhiên, hầu hết những ai sành ăn đều phải thừa nhận, bột báng là món ăn chơi, nên chỉ thực sự phù hợp khi được dùng với các thức ăn nhẹ, nhất là các loại thủy hải sản, trong đó đặc sắc nhất là canh cua bột báng.

Nguyên liệu để làm món canh cua bột báng cho hai người ăn khá đơn giản, gồm: 100 gram thịt cua, 1 kilogram xương gà, 50 gram bột báng, các loại gia vị, hành ngò,... Nấu khoảng 3 lít nước sôi, thả xương gà vào ninh. Để nhỏ lửa, cho đến khi còn khoảng 1,5 lít nước. Vớt xương gà ra, lược lại nước cho trong. Cho thịt cua vào, đợi tầm 3 đến 5 phút thì tắt bếp. Bột báng sau khi thực hiện trong công đoạn nấu chín như trên thì trút từ từ vào nồi canh. Nêm gia vị, hành ngò cho vừa dùng, rồi bày ra tô dễ ăn, giàu chất bổ lại không gây ớn ngấy, nên dẫu không nổi tiếng bằng các đặc sản xứ Quảng khác như mì Quảng, cao lầu phố Hội,... canh bột báng vẫn luôn là một trong những món ăn chiếm được cảm tình của nhiều người. Canh bột báng dùng làm quà vặt cho các cô cậu học trò thiết đãi bạn bè cũng được, mà lâu ngày đổi món làm thành bữa chính cho gia đình lại càng thêm thú vị.
3.Gỏi cuốn thịt heo món ngon xứ quảng
Cũng chỉ là một món nem cuốn, gỏi cuốn bình dân như bao món cuốn khác, nhưng bí quyết chính là ở đĩa thịt heo luộc. Heo để mổ dứt khoát phải là loại nặng 70 kg, không ít hơn, không nhiều hơn. Từ con heo 70 kg đó lại chỉ lấy khoảng 5 kg thịt mông. Rồi từ đó lại chỉ lấy được khoảng 40% đủ tiêu chuẩn để làm món gỏi cuốn.

Thịt luộc ra phải có phần mỡ thật trong. Mỡ có màu sắc khác là không đạt yêu cầu. Khi luộc cũng phải giữ lửa sao cho không chín nhanh quá, không chậm quá. Để giữ nguyên hương vị và để đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì các dụng cụ đều phải nhúng qua nước sôi trước khi động vào miếng thịt. Những thứ gia giảm khác, chỉ trừ rau sống, hành sống, chuối chát, còn bánh đa nướng, và bánh mì ướt (làm bông bột gạo dùng gói kèm trong gỏi cuốn) cũng đều do quán tự làm để kiểm soát được chất lượng. Và, bí quyết cuối cùng để món ăn này mang đậm chất Quảng chính là bát mắm nêm thật cay, khiến thực khách phải xuýt xoa khi thưởng thức.

Những món ăn của người dân xứ Quảng đậm đà hương vị chất thôn quê dù đi đâu về đâu những món ăn này luôn luôn gắn liền với họ như món ăn không thể thiếu.Đến với Quảng Nam du khách sẽ thấy được tấm lòng người xứ Quảng gửi gắm trong mỗi món ăn đặc sản nơi đây.
nguồn:http://www.toibay.vn/ve-may-bay-noi-dia/ve-may-bay-di-chu-lai-1968.html

0 comments:

Post a Comment