Wednesday, March 26, 2014

Du lịch Nghê An đến với khu di tich Kim Liên Nam Đàn Nghệ An

Đến với Vinh hẳn các bạn sẽ không thể không biến đến khu di tích lịch sử Kim Liên nổi tiếng Nghệ An.Nơi gìn dữ nhiều di sản văn hóa của dân  tộc ta.Hãy đặt vé máy bay Hà Nội đi Vinh giá rẻ để tìm hiểu những di sản mà bác đã để lại nhé.


Khu di tích Kim Liên là tên gọi tắt của Khu di tích lịch sử - lưu niệm về chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là một trong những khu di tích trọng điểm của quốc gia, nằm trong hệ thống Bảo tàng, di tích lưu niệm về chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc cùng với Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Quân khu 5, Gia Lai, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp và Quân khu 9. Tất cả tạo nên một bức tranh toàn cảnh, ghi lại những dấu ấKhu di tích Kim Liên là một điểm nhấn đặc biệt quan trọng, bởi đây là nơi sinh ra và nuôi dưỡng Hồ chủ tịch, nơi đã từng chứng kiến những năm tháng tuổi thơ đầy gian khó và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành tài năng – nhân cách của Người.
Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 548/QĐ-TTg công nhận Khu di tích Kim Liên là Di tích Quốc gia đặc biệt. Khu di tích Kim Liên được xây dựng năm 1956, nhằm đáp ứng tình cảm, nhu cầu tham quan, tìm hiểu của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu của dân tộc. Đây là nơi lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về quê hương, gia đình, thời niên thiếu và 2 lần Bác về thăm quê năm 1957 và 1961. Khu di tích Kim Liên bao gồm cụm di tích Hoàng Trù - nơi sinh ra Bác và nơi Người đã sống 5 năm đầu của tuổi ấu thơ, cũng là nơi chứng kiến những giây phút xúc động khi Người về thăm quê lần thứ 2 (1961); Làng Sen - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã sống những năm 1901 - 1906; cụm di tích núi Chung - nơi gắn bó với tuổi thơ của Hồ Chí Minh; khu mộ Bà Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ, thuộc địa bàn xã Nam Giang. Toàn khu di tích rộng trên 205 ha.
Cùng với các di tích lưu niệm chính, tại Kim Liên còn có nhà trưng bày bổ sung giúp khách tham quan có thể tìm hiểu bối cảnh lịch sử của đất nước và quê hương vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20; những nhân tố tác động sâu sắc đến tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu.
Là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, Khu di tích Kim Liên luôn được nhà nước chú trọng đầu tư. Hằng năm Khu di tích đón tiếp hàng triệu đồng bào trong cả nước và khách quốc tế đến thăm. sâu đậm về Cụm di tích Hoàng Trù

Làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa, quê ngoại, là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã cất tiếng khóc chào đời và sống những ngày thơ ấu (1890-1895). Diện tích của cụm di tích này khoảng 3.500m², bao gồm nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân và ngôi nhà tranh năm gian của cụ Hoàng Đường và Nguyễn Thị Kép - một gia đình có truyền thống nho học lâu đời. Trong nhà vẫn còn những đồ dùng giản dị như tấm phản gỗ, bộ tràng kỷ bằng tre hay chiếc án thư, trên có bộ bình và chén hạt mít, thể hiện lối sống thanh đạm của gia đình. Đây là nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng người con gái đẹp nết, đẹp người Hoàng Thị Loan, là nơi đã cưu mang, nuôi lớn cậu bé mồ côi Nguyễn Sinh Sắc. Đây có lẽ cũng là nơi in dấu những kỷ niệm tình yêu đầu tiên giữa hai người, để rồi, vượt qua mọi giáo điều, quan niệm phong kiến, bà Hoàng Thị Loan và ông Nguyễn Sinh Sắc đã được hai cụ Hoàng Đường và Nguyễn Thị Kép cho phép nên duyên.
Năm 1883, cụ Hoàng Đường đã cho dựng một ngôi nhà tranh ba gian ngay trong vườn nhà làm chỗ ở riêng cho hai con sau ngày cưới. Những vật dụng trong nhà hết sức đơn sơ, gắn bó với sinh hoạt đặc thù của một gia đình nho sinh nghèo. Gian ngoài là án thư, giá sách và tấm phản gỗ, là nơi học hành, tiếp khách, cũng là nơi nghỉ ngơi của ông Sắc. Gian trong là chỗ nghỉ ngơi của bà Loan, với chiếc giường bằng gỗ xoan, chiếc rương gỗ nhỏ, chiếc võng gai, khung cửi dệt vải đã gắn bó thân thiết với tuổi ấu thơ của ba anh chị em Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung - một tuổi thơ nghèo khó nhưng hạnh phúc, đầm ấm trong tình yêu thương của mẹ, sự dạy bảo của cha.
Cụm di tích làng Sen

Làng Sen là quê nội của Bác. Nơi đây còn lại khá nhiều di tích in dấu bước chân Hồ chủ tịch thời niên thiếu (1901-1906). Ngôi nhà ở làng Sen là ngôi nhà gỗ lợp tranh 5 gian, do dân làng Sen góp công góp của dựng lên năm 1901 trên mảnh vườn rộng 4 sào 14 thước, để đón gia đình quan phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Vật dụng trong ngôi nhà này cũng như ở làng Chùa, hết sức đơn sơ giản dị: phản, giường, án thư, giá sách, rương gỗ đựng thóc gạo, tủ đựng ấm chén, bát đĩa, một chiếc mâm gỗ sơn son dành tiếp khách quý. Tất cả đồ vật trong nhà đều thể hiện một lối sống thanh bạch, giống như mọi người dân nơi xóm nghèo lam lũ này. Nơi trang trọng nhất trong nhà, gia đình lập bàn thờ người mẹ quá cố, bà Hoàng Thị Loan. Cạnh bàn thờ, là tấm biển “Ân tứ ninh gia” và cờ “Phó bảng phát khoa” ông Sắc được vua ban ngày thi đỗ.
Xung quanh nhà ông phó bảng, ngày nay còn lại nhiều dấu tích của làng Sen thưở trước, những nơi thân thuộc với thời niên thiếu của Hồ chủ tịch.
Lò rèn cố Điền là nơi Bác Hồ thường sang chơi và giúp cố Điền kéo bễ, đập đe. Giếng Cốc, nước trong và ngọt, nơi cậu bé Cung thường ra gánh nước về giúp chị. Núi Chung, nơi anh em Khiêm và Cung thường cùng các bạn bè ở làng Sen thả diều, chơi đùa...
Nhà thờ dòng họ Nguyễn Sinh là nơi thờ tự của một trong bốn dòng họ lớn ở làng Sen. Nhà ông Nguyễn Sinh Nhậm, là nhà ông nội của Bác Hồ. Đây là nơi ông Nguyễn Sinh Khiêm hay còn gọi là Nguyễn Tất Đạt, anh trai của chủ tịch Hồ Chí Minh, trút hơi thở cuối cùng vào năm 1950. Nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý, là người thông minh, mẫn tiệp, tuy thi đỗ nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học và tham gia các hoạt động cứu nước. Trong những năm tháng sống ở làng Sen, Hồ chủ tịch và anh trai được cha gửi sang đây học tập, chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng yêu nước thương dân của người thầy giáo này.
Cây đa, sân vận động, đền làng Sen, nơi Hồ chủ tịch đã về thăm, làm việc với lãnh đạo địa phương và nói chuyện với bà con nhân dân quê nhà năm 1957 và 1961.
Khu mộ bà Hoàng Thị Loan

Một di tích vô cùng quan trọng nằm trong quần thể di tích lưu niệm về chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê hương là Khu mộ bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901), nằm trên núi Động Tranh, thuộc dãy Đại Huệ, khu vực xã Nam Giang ngày nay. Khu mộ được xây dựng trên hình tượng chủ đạo là hoa sen, vừa là biểu tượng của quê hương, vừa biểu hiện sự kết tinh và thăng hoa của cuộc đời bà.chủ tịch Hồ Chí Minh trên suốt chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam
Hàng năm khu di tích Kim Liên thu hút hàng nghìn khách du lịch đến đây thăm quan.Tìm hiểu cuộc sống thời xưa của bác tuy mộc mạc đơn xơ những thắm đượm tình người, những di tích mà bác đã để lại vẫn còn lưu chuyền cho đến ngày nay.
nguồn:http://www.toibay.vn/ve-may-bay-noi-dia/ve-may-bay-di-vinh-1868.html

0 comments:

Post a Comment